• :
  • :

lichct

Hình hoạt động
Liên kết website

Boyte

syt

Boyte

hagl

hagl

Nội dung

ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ 

BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIÊM THUỐC  PG.60 KẾT HỢP DÙNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN – PHCN TỈNH GIA LAI  NĂM 2014

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.

Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng người bệnh, song nó gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống như: Đại tiện ra máu, viêm nhiễm từng đợt, đặc biệt búi trĩ sa ra ngoài khi gắng sức gây đau rát, ẩm ướt, khó chịu, ảnh hưởng tới tình hình sức khoẻ, tâm lý, sinh hoạt và lao động của người bệnh [1,2]

Hiện nay để nâng cao hiệu quả chữa bệnh, nhiều cơ sở khám chữa bệnh trong nước đã điều trị bệnh trĩ bằng các phương pháp đơn thuần hoặc phối hợp các phương pháp với nhau: Điều trị bằng thuốc thang sắc uống Y học cổ truyền.  Tiêm xơ. Thắt  trĩ bằng vòng cao su. Phẫu thuật trĩ bằng dao điện hay bằng máy cao tần ( ZZ2D).  Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Milligan-Morgan, Ferguson, Longo. Phương pháp khâu tắc mạch trĩ và một số phương pháp khác.[2,5,8]

Với sự phối hợp YHCT với YHHĐ trong điều trị bệnh trĩ cho nhân dân trong địa bàn Tỉnh Gia Lai. Bệnh viện Y Dược Cổ Truyền-PHCN Gia Lai áp dụng nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ có hiệu quả: Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc tân dược, bằng thuốc YHCT uống và ngâm, điều trị trĩ bằng phương pháp tiêm xơ...

Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng tiêm xơ thuốc PG.60 với kỹ thuật đơn giãn, an toàn, tiện lợi, chi phi thấp, dễ áp dụng và đặc biệt đem lại hiệu quả rất cao trong điều trị  người bệnh.

     Vì vậy,để đánh giá kết qủa điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp tiêm xơ thuốc PG.60,và sự kết hợp dùng thuốc Y học cổ truyền,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:

- Đánh giá tác dụng của thuốc PG.60 trên búi trĩ

- Đánh giá sự phối hợp giữa Tiêm thuốc PG.60 và thuốc Y học cổ truyền trên bệnh nhân.

 

 

II. TỔNG QUAN

  1. 1.BỆNH TRĨ THEO YHHĐ

 

 Bệnh trĩ được hình thành do quá trình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch gây nên.

 1.1. Các nguyên nhân gây bnh trĩ

Khi các thành tĩnh mạch suy yếu nếu thêm những yếu tố thuận lợi sau sẽ làm phát triển bệnh trĩ:

- Bệnh Viêm đại tràng mạn tính, táo bón kinh niên kéo dài gây rặn mạnh khi đại tiện.

- Do quá trình tăng áp lực xoang bụng do lao động nặng, do ho ( vì người bệnh mắc bệnhviêm phế quản mạn dãn phế quản).

- Sinh hoạt tĩnh tại với tư thế đứng lâu hoặc ngồi nhiều suốt ngày (như công việc đánh máy, thợ may).

- Khi phụ nữ mang thai tử cung lớn dần chèn ép các tĩnh mạch trĩ gây ứ đọng máu trong tĩnh mạch.

1.2. Triệu chứng của bệnh trĩ

Hai triệu chứng chính khiến bệnh nhân đi khám là chảy máu và sa búi trĩ.

- Hiện tượng chảy máu thường rất kín đáo. Người bệnh tình cờ phát hiện thấy máu ở giấy vệ sinh sau đó máu có thể chảy thành tia hay thành từng giọt. Nặng hơn thì máu chảy ngày càng nhiều thậm chí cả những lúc đi lại hoặc ngồi xổm khiến bệnh nhân phải đi khám. Có trường hợp máu chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng, sau mỗi lần đi cầu thì thấy máu ra thành từng cục.

- Hiện tượng sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu búi trĩ sa ra ngoài trong quá trình đi đại tiện rồi tự co lên được nhưng sau đó búi trĩ sa ra ngoài không tự co lên được và phải dùng tay đẩy lên. Nếu không được điều trị kịp thời, búi trĩ đó to lên dần và thường xuyên nằm ở ngoài hậu môn.

- Ngoài 2 triệu chứng chính điển hình trên, bệnh nhân còn kèm theo các triệu chứng khác như đi cầu khó, kèm theo đau rát, ngứa hậu môn.

Bình thường, trĩ không gây đau nhưng khi có biến chứng sa trĩ nghẹt hay tắc mạch, nứt hậu môn… khiến bệnh nhân khó chịu, cảm giác ướt và ngứa, cần thiết phải can thiệp của bác sĩ.

1.3. Phân loại:

 Bệnh trĩ bản chất là sự căng giãn quá mức của 1 hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ được phân loại thành 2 loại chính đó là: Trĩ nội và Trĩ ngoại

Nếu là các xoang tĩnh mạch trĩ trên(trực tràng trên) bị căng giãn và sa xuống thì trĩ được hình thành ở trên đường lược được gọi là trĩ nội.

 Phân độ trĩ nội theo tiêu chuẩn bệnh viện St.Marks Luân Đôn.

- Trĩ độ 1: Đại tiện ra máu tươi , búi trĩ căng phòng khi gắng sức nhưng không sa ra ngoài.

- Trĩ độ 2: Đại tiện ra máu tươi, đau, búi trĩ sa lồi khi gắng sức nhưng tự co vào hậu môn khi hết gắng sức.

- Trĩ độ 3: Đại tiện ra máu tươi ,đau, tiết dịch gây mất vệ sinh. Búi trĩ sa lồi không tự co lên được phải lấy tay nhét vào hậu môn.

- Trĩ độ 4: Đại tiện ra máu tươi, tiết dịch ẩm ướt mất vệ sinh. Búi trĩ sa lồi ra ngoài không co lên được, luôn nằm ngoài hậu môn.

Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (Trực tràng dưới) căng giãn, trĩ được hình thành ở dưới đường lược được gọi là trĩ ngoại.

Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại.

 

 2.BỆNH TRĨ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Bình thường, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi, lúc đi đại tiện đôi khi phân cọ sát vào tĩnh mạch làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu, và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.

2.1.    Nguyên nhân bệnh sinh theo YHCT: Do các yế tố sau đây gây ra

- Thấp nhiệt (viêm nhiễm ở đại trường gây ra bệnh trĩ).

- Đại trường tích nhiệt: Do ăn nhiều đồ cay, nóng, béo, bổ, phế, vị, can bị nhiệt dồn xuống sinh bệnh.

- Lao động quá sức, đẻ nhiều, tỳ hư làm khí hư hạ hãm xuống sinh bệnh .[1,2]

- Do vận đông ít lâu ngày, đứng lâu dễ bị mắc bệnh.

2.2.     Các thể bệnh và phương pháp điều trị bảo tồn .[3,4]

* Thể thấp nhiệt: Đại tiện đau, rát, trĩ chảy máu, khó đại tiện khó chịu, cảm giác sưng nề hậu môn cả khi đi đại tiện và lúc không đi, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, tiểu vàng, mạch sác.

Cách điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống

Bài thuốc cổ phương: Chỉ thống thang gia vị

Hoàng bá    12g                      Đương qui  10g                         Đào nhân    8g

Hoàng liên  12 g                     Trạch tả      12 g                       Xích thược 12g

Sinh địa      16g                       Đại hoàng    6 g

Ngày 01 thang sắc uống chia 2 lần sáng chiều

Châm cứu: châm tả: Trường cường, Thứ liêu, Thừa sơn, Hợp cốc, Tam âm giao, Khúc trì, Đại trường du.

* Thể tỳ hư: Mệt mỏi, chân tay mỏi, ngại vận động, trĩ ra máu, ăn kém chậm tiêu, mạch trầm nhược.

Cách điều trị: Bổ khí, ích huyết, thăng đề

Bài thuốc cổ phương: Bổ trung ích khí thang gia vị

Đẳng sâm     16g                      Đương qui     12g                         Thăng ma    8g

Hoàng kỳ      12 g                    Bạch truật      12 g                         Sài hồ        10g

Trần bì          16 g                    Cam thảo         6 g                         Đại táo       12g

Kinh giới tuệ 12g                     Hoè hoa          12g

Ngày 01 thang sắc uống chia 2 lần sáng chiều.

Châm cứu: châm bổ: Bách hội, Quan nguyên,Khí hải, Thừa sơn,Tam âm giao.

2.3.   Phương pháp làm hoại tử búi trĩ của Y học cổ truyền

Y học cổ truyền có các loại thuốc bôi độc đáo gọi là thuốc "khô trĩ" dùng bôi vào búi trĩ chủ yếu dùng để điệu trị trĩ nội .

Các loại thuốc bôi làm hoại tử búi trĩ đã được áp dụng nhiều ở nước ta như: Khô trĩ tán A. Khô trĩ tán B. Khô trĩ tán C.

 Thuốc có tác dụng làm hoại tử búi trĩ, hiệu quả thì tuỳ theo từng loại thuốc, hiện nay ít sử dụng.

  1. 3.CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.  Chất liệu và chế phẩm nghiên cứu

Chất liệu : thuốc tiêm xơ  PG.60 5%.

 Xuất sứ, thành phần, dạng thuốc và nơi sản xuất

- Xuất xứ: Thuốc PG.60 được bào chế  vào năm 1960 của thế kỷ 20 chuyên dùng để tiêm xơ trĩ nội, với tên gọi là PG.60, đến nay thuốc vẩn được sử dụng rộng rải để điều trị vì hiệu quả cao của thuốc.

- Thành phần: Phenol 5%, glycerol 5%, nước cất 90%.

- Dạng thuốc: Dạng dung dịch tiêm, không màu, đóng trong lọ thuỷ tinh 20 ml/ lọ.

Nơi sản xuất: Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh .

3.2.  Đối tượng nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán xác định bệnh trĩ từ tháng 01/2014 đến 09/2014, được làm xét nghiệm công thức máu, thời gian máu chảy, máu đông.

Tiêu chuẩn loại trừ

 Phụ nữ có thai và đang cho con bú.

 Trĩ có kèm theo các bệnh cấp và mạn tính khác: áp xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn cấp và mạn tính, polip, k trực tràng.

Trĩ mắc thêm các bệnh: suy tim, suy gan, suy thận.

Các bệnh về máu...

Bệnh nhân không tuân thủ nguyên tắc điều trị.

3.3.   Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu, thực nghiệm lâm sàng, so sánh kết quả trước và sau điều trị. 

Xử lý số liệu trên chương trình EPI-INFOR6.04 của WHO.

* Quy trình kỹ thuật tiêm xơ

- Mục đích của phương pháp là tạo mô sẹo xơ hoá hoàn toàn làm búi trĩ dính vào lớp cơ dưới niêm mạc do đó làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ không gây chảy máu.

- Thực hiện thủ thuật : BN được thực hiện ở buồng kỹ thuật.

Vô khuẩn: Sát trùng vùng hậu môn bằng Betadin10%.

Tiêm thuốc PG.60 5% vào búi trĩ .Thông thường tiêm ở vị trí 3 giờ, 6giờ và 12 giờ .

Độ sâu: tiêm vào lớp dưới niêm mạc.

Số lượng từ 0,5 -3 ml tuỳ theo búi trĩ to hay nhỏ, bơm thuốc chậm.

Theo dõi BN 10 phút rồi đưa BN về phòng điều trị .  

Đợt điều trị: tiêm 6 mũi cách nhau 2 ngày tiêm 1 mũi.

  • Các chỉ tiêu theo dõi trên lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng như chảy máu,đau,chảy dịch,táo bón,teo búi trĩ...

  • Chỉ tiêu đánh giá kết quả

A: loại tốt; B: trung bình; C: không kết quả

 

TIÊU CHUẨN

CHẢY MÁU

ĐỘ TRĨ

CÁC TRIỆU CHỨNG

A

Hết sau 2 lần tiêm thuốc

Búi trĩ mất hoặc chuyển tới 2 độ

Mất hết các triệu chứng

B

Hết sau 4 lần tiêm thuốc

Chuyển 1 độ

Các triệu chứng giảm đi

C

Có giảm

Không thay đổi

Các triệu chứng vẫn còn

 

 

 

III. KẾT QUẢ

  1. 1.Giới

Trong 139 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh trĩ theo các yêu cầu trên có:

Bệnh nhân nữ 75 người chiếm tỉ lệ 53.96%

Bệnh nhân nam 64 người chiếm tỉ lệ 46.04%

 

2. Độ tuổi

TUỔI

BỆNH NHÂN(n)

TỶ LỆ %

15 - <30

19

13,67

30 - <45

37

26,62

45 - <60

59

42,45

60 - <75

18

12,95

>75

06

4,31

TC

139

100

 

 

 Nhận xét: Tuổi nhỏ nhất là 16,lớn nhất là 87 tuổi. Tuổi trung bình là 47,16 ± 2,02

3. Địa giới:

Tổng số bệnh nhân 139 người

Thành thị có 67 bênh nhân chiếm tỉ lệ 48.2%

Nông thôn có  72 bênh nhân chiếm tỉ lệ 51.8%

 

 

4. Nghề nghiệp

 

NGHỀ NGHIỆP

SỐ BỆNH NHÂN(n)

TỶ LỆ %

Cán bộ viên chức

45

32,37

Cán bộ hưu trí

24

17,27

Nông

36

25,9

Ngành nghề khác

34

24,46

TC

139

100

 

Cán bộ viên chức chủ yếu là hành chính sự nghiệp chiếm 70%,trong nghành nghề khác chủ yếu là lao động phổ thông chiếm 85%.

5. Kết hợp với điều trị YHCT

5.1. Phân độ trĩ trong nghiên cứu

ĐỘ TRĨ

SỐ BỆNH NHÂN(n)

TỶ LỆ %

ĐỘ I

51

36,69

ĐỘ II

51

36.69

ĐỘ III

15

10,8

TRĨ HỖN HỢP ĐỘ II

13

9,35

TRĨ HỖN HỢP ĐỘ III

09

6,47

TC

139

100

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2. Kết  hợp điều trị tiêm thuốc PG.60 và thuốc YHCT theo các thể bệnh

 

ĐỘ TRĨ

BỆNH NHÂN

BỆNH NHÂN KẾT HỢP THUỐC YHCT TRƯỚC ĐIỀU TRỊ

BỆNH NHÂN KẾT HỢP THUỐC YHCT SAU ĐIỀU TRỊ

P

n

%

n

%

n

%

I

51

36,69

0

0

30

21,59

<0,05

II

51

36.69

48

34,53

10

7,19

III

15

10,8

15

10,8

03

2,16

TRĨ HỖN HỢP ĐỘ II

13

9,35

13

9,35

09

6,47

TRĨ HỖN HỢP ĐỘ III

09

6,47

09

6,47

06

4,32

KHỎI

 

 

 

 

27

19,42

TC

139

 

85

61,15

85

61,15

 

 

5.3. Thay đổi một số triệu chứng trên lâm sàng

 

CÁC TRIỆU CHỨNG

TRƯỚC ĐIỀU TRỊ

SAU ĐIỀU TRỊ

P

n

%

n

%

CHẢY MÁU

139

100

37

26,62

<0,05

ĐAU

88

63,31

33

23,74

TIẾT DỊCH

37

26,62

18

19,95

TÁO BÓN

129

92,81

35

25,18

 

 

 

 

 

 

 

5.4. Kết quả thu nhỏ độ trĩ

 

ĐỘ TRĨ

TRƯỚC ĐIỀU TRỊ

SAU ĐIỀU TRỊ

P

 

n

%

A

B

C

TC

%

 

I

51

36,69

51

0

0

27

19,42

<0,05

II

51

36.69

27

19

05

16

11,51

III

15

10,8

05

07

03

03

2,16

HỖN HỢP ĐỘ II

13

9,35

02

04

07

09

6,47

HỖN HỢP ĐỘ III

09

6,47

01

02

06

06

4,32

CHUYỂN BIẾN ĐỘ TRĨ

 

 

 

 

 

78

56,12

TC

139

100

 

 

 

139

100

 

 

 

IV. BÀN LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu trên,chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

1. Những đặc điểm cơ bản của bệnh nhân.

1.1. Giới

Bệnh gặp ở cả nam và nữ,tỷ lệ nam 46,04% và nữ là 53,96%.Tại Việt Nam, các thông báo về bệnh trĩ cũng có sự khác nhau tương đối về tỷ lệ nam và nữ, trong khi Dương Phước Hưng và Cộng sự (2004) thấy tỷ lệ nữ>nam (nữ 59,6%,nam 40,4%). Nguyễn Mạnh Nhâm nam>nữ(nam 78%,nữ 32%)[7].

1.2. Tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi,tuổi mắc bệnh trung bình của cả hai giới là 47,16 ± 2,02.Tỷ lệ này phù hợp với thống kê mới nhất của các nhà khoa học Bệnh Viên Việt Đức,Việt Nam có 68% dân số tuổi từ 30 – 50 mắc bệnh trĩ.

1.3. Địa giới

Qua nghiên cứu của chúng tôi,cho thấy không có sự khác biệt rõ giữa nông thôn (51,8%) và thành thị (48,2%).

1.4. Nghề nghiệp

Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nhóm nghề nghiệp mang tính chất lao động nặng,ngồi lâu và căng thẳng về tinh thần chiếm (32,37+25,9+24,46=82,73%), cao hơn nhóm nghỉ việc và lao động nhẹ (17,27%). Điều này phù hợp với nhóm nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Nhâm (67% và 33%) [9]

2. Tác dụng của việc điều trị kết hợp Tiêm PG.60 và thuốc YHCT

Qua nghiên cứu cho thấy bệnh nhân được chẩn đoán bệnh trĩ gặp ở các mức độ (Độ I 36,69%; Độ II 36,69%; Độ III 10,8%; Trĩ hỗn hợp độ II 9,35%; Trĩ hỗn hợp độ III 6,47%). Nhiều ở Độ I và II.

Bệnh nhân được kết hợp thuốc YHCT: Độ I:0; Độ II: 34,54%; Độ III 10,8%; Trĩ hỗn hợp độ II 9,35%; Trĩ hỗn hợp độ III 6,47%. Sau điều trị,tỷ lệ Khỏi 19,42%; Độ I: 21,59%; Độ II:7,19%; Độ III 2,16%; Trĩ hỗn hợp độ II 6,47; Trĩ hỗn hợp độ III 4,32%. Điều này cho thấy sự phối hợp giữa Tiêm PG.60 và dùng thuốc YHCT có chuyển biến tích cực ở từng độ trong điều trị bệnh trĩ. Sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Có sự thay đổi rất lớn ở các triệu chứng như: bệnh nhân có chảy máu 100%, Đau 63,31%, Tiết dịch 26,62%, Táo bón 92,81%. Sau điều trị tỷ lệ này giảm rõ rệt lần lượt còn 26,62%; 23,74%; 19,95%; 25,18%. Có ý nghĩa thống kê P<0,05

Kết quả thu nhỏ độ trĩ: Sự chuyển biến độ trĩ khá rõ ràng. Tỷ lệ thu nhỏ hoàn toàn 56,12%; Độ I 19,47%; Độ II: 11,51%; Độ III 2,16%; có ý nghĩa thống kê P<0,05. Riêng Trĩ hỗn hợp độ II và III đáp ứng với điều trị rất hạn chế(Trĩ hỗn hợp độ II 6,47%; Trĩ hỗn hợp độ III 4,32%).

 

 

 

V. KẾT LUẬN

Bệnh nhân trĩ gặp cả nam lẫn nữ ở mọi lứa tuổi,không phân biệt thành thị hay nông thôn,đặc biệt bệnh liên quan đến nghề nghiệp mang tínhchất lao động nặng và căng thẳng về tinh thần hơn.

Tác dụng của Tiêm PG.60: PG  rất tốt trong điều trị trĩ nội độ I,II.

Sự kết hợp điều trị Tiêm PG.60 và thuốc YHCT cải thiện được tình hình bệnh nhân trĩ:các triệu chứng lâm sàng giảm,bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn trong sinh hoạt.

 

VI. KIẾN NGHỊ

Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh trĩ cần bổ sung một số cận lâm sàng như nội soi, xét nghiệm sinh hóa… để loại trừ một số bệnh khác.

Cần phát huy hơn nữa sự kết hợp YHHĐ và YHCT trong lĩnh vực điều trị trĩ.

 

Bệnh viện Y Dược Cổ Truyền – Phục Hồi Chức Năng Gia Lai
Địa chỉ: 13 Đặng Thùy Trâm, tổ 13, phường Hoa Lư, Tp Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 0593.824.945  |    Fax: 0593.720196
Đường dây nóng bệnh viện: 0966611717
Email: bvdongygialai@gmail.com
Website: http://ydctphcn.com.vn/

Design by Hero

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter